Việt Nam – Thị trường IT Outsourcing tiềm năng

Trong những năm gần đây, hình thức IT Outsourcing ngày càng bùng nổ mạnh mẽ, nhất là khi xu hướng chuyển đổi số được đẩy mạnh do tác động của đại dịch Covid-19.

Sự bùng nổ của công nghệ kéo theo đó là hàng loạt yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đối với các dịch vụ công nghệ thông tin. Cũng vì thế mà thị trường IT outsourcing Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu trong lĩnh vực này. 

Giai đoạn 2024 – 2025, nhiều chuyên gia dự đoán đây sẽ là thời gian đầy triển vọng đối với thị trường IT outsourcing Việt Nam. Cùng với đó là nhiều điểm sáng ấn tượng về doanh thu, lợi nhuận mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực IT sẽ nhận được. 

Nhu cầu nguồn nhân lực trong thị trường IT outsourcing Việt Nam hiện nay

Sự bùng nổ mạnh về nhu cầu sử dụng, ứng dụng các dịch vụ công nghệ thông tin đã khiến thị trường IT outsourcing phát triển vượt bậc. Ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam ghi nhận, tính đến năm 2024 có khoảng 530.000 lập trình viên đang công tác tại lĩnh vực này. Những nhân lực này chủ yếu thuộc thế hệ gen Z từ 1997-2012 và thế hệ gen Y từ 1981-1996. 

Lương trung bình gần 32 triệu đồng/tháng, Việt Nam được dự báo vẫn thiếu  200.000 nhân sự IT trong 2 năm tới

Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với thách thức tuyển dụng và đào tạo, đảm bảo chất lượng lập trình viên có kỹ năng, kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một khảo sát được thực hiện vào năm 2024 cho biết kết quả có đến 13,2% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng người lao động trong lĩnh vực IT. Trong đó, đối với vị trí chuyên viên, yêu cầu có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên, nhu cầu tuyển dụng lên tới 28,75%. 

Điều này càng khẳng định rõ ràng về nhu cầu nguồn nhân lực tại thị trường IT outsourcing Việt Nam là vô cùng lớn. Nhất là những nhân lực có trình độ chuyên môn, giàu kiến thức, kinh nghiệm, họ sẽ luôn được các công ty IT outsourcing săn đón. 

Triển vọng phát triển cho các doanh nghiệp IT outsourcing Việt Nam

Thị trường IT outsourcing Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và được dự đoán sẽ tiếp tục vững mạnh hơn trong những năm tới. Chính vì thế, những công ty thuộc lĩnh vực này có thể tận dụng được lợi thế, nguồn nhân lực chất lượng cao cùng các chính sách hỗ trợ, đãi ngộ nhân viên. Từ đó, các doanh nghiệp có thể mở rộng thị phần của mình và ngày càng phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Nhu cầu Nhân lực ngành Công nghệ thông tin năm 2023 tại Việt Nam - Tăng  trưởng vượt bậc và Triển vọng hấp dẫn

Không chỉ vậy, thị trường IT outsourcing Việt Nam được nhiều tổ chức toàn cầu đánh giá cao. Thị trường này được xếp thứ 7 trong tổng số 78 quốc gia tại Vị trí Dịch vụ Toàn cầu Kearney. 

Theo báo cáo của Statista, thị trường IT outsourcing toàn cầu sẽ đạt mốc 410.7 tỷ USD trong năm 2027. Thị trường IT outsourcing tại Việt Nam cần chú trọng vào chất lượng dịch vụ của mình. Các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực này hứa hẹn sẽ được hợp tác, làm việc với thị trường Mỹ, EU trong tương lai. Đó là bởi thị trường Mỹ và EU đã phục hồi nhu cầu chi tiêu cho lĩnh vực này. 

Yếu tố nào khiến thị trường IT Outsourcing tại Việt Nam thu hút như vậy?

Tiết kiệm chi phí

Một trong những lợi thế chính của việc gia công tại Việt Nam chính là nguồn nhân lực công nghệ có tay nghề cao với mức chi phí thấp. Có thể nói, mức chi phí này thấp đáng kể so với việc thuê nhân công tại Hoa Kỳ hoặc các điểm gia công phổ biến khác như Trung Quốc, Philippines.

Thực tế, các công ty nước ngoài có thể tiết kiệm gần 90% chi phí bằng cách sử dụng dịch vụ outsourcing phần mềm tại Việt Nam (Theo tạp chí CIO). Cụ thể, chi phí thuê một nhà phát triển chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ lên đến mức 65-130 USD/giờ, trong khi đó chi phí thuê ở Việt Nam chỉ ở mức 20-45 USD/giờ. Ngoài ra, mức chi phí IT Outsourcing ở Việt Nam rẻ hơn gần ⅓ so với Ấn Độ.

Tiếp cận dân số trẻ, có trình độ về CNTT

Chất lượng là điều kiện tiên quyết trong lĩnh vực CNTT, điều này đồng nghĩa với việc lực lượng lao động trong lĩnh vực này cần có tay nghề cao để đảm bảo chất lượng và bảo mật sản phẩm. 

Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ nhân lực trong ngành CNTT Việt Nam ước tính đạt 1,1% tổng số 51 triệu lao động. Cùng với đó là hàng trăm trường đại học, cao đẳng đào tạo CNTT đáp ứng nguồn nhân lực hằng năm. Chưa dừng lại ở đó, nguồn lực CNTT Việt Nam được đánh giá có tay nghề cao, chăm chỉ và đáng tin cậy.

Dưới đây là một số thành tích nổi bật:

  • 2018: Việt Nam đứng thứ 29 về Skill Value Worldwide trong bảng xếp hạng kỹ năng dành cho nhà phát triển của Báo cáo giá trị Kỹ năng
  • 2022: Top 10 quốc gia có số lượng sinh viên tốt nghiệp kỹ thuật cao nhất
  • 2022: Top 06 toàn cầu trong Bảng xếp hạng kỹ năng lập trình viên của Topcode

Khả năng bắt kịp xu hướng công nghệ mới

Một trong những điểm mạnh ở thị trường IT Outsourcing tại Việt Nam là nguồn nhân lực có khả năng xây dựng các ứng dụng phần mềm chất lượng, bảo mật và nâng cao trải nghiệm người dùng. 

Hằng năm, Việt Nam luôn điều chỉnh và nâng cao các chương trình đào tạo về Khoa học dữ liệu, đám mây điện toán, AI, AR/VR v.v… Đồng thời khuyến khích tổ chức các cuộc thi thúc đẩy tinh thần, trí tuệ của đội ngũ nhân lực. Cũng vì thế mà trình độ và khả năng cập nhật xu hướng Việt Nam không bị tụt lùi, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ các kỹ năng và kinh nghiệm để mang đến dịch vụ tốt nhất.

IT Outsourcing tại Việt Nam – Môi trường đầu tư thuận lợi, ổn định

Nhờ tình hình xã hội ổn định và chính sách hỗ trợ của chính phủ, Việt Nam sở hữu một nền văn hoá ổn định, là quốc gia thống nhất, một Đảng và các tôn giáo có mối quan hệ khăng khít và tốt đẹp. Hơn nữa, Việt Nam gần như không có tình trạng xung đột tôn giáo.

Hơn nữa, ngành CNTT tại Việt Nam được chính phủ đưa ra nhiều chính sách miễn, giảm thuế v.v… Do đó, việc gia công tại Việt Nam sẽ giúp chủ doanh nghiệp giảm bớt rủi ro bởi những tình huống xã hội bất lợi hoặc các khó khăn liên quan đến thủ tục xuất nhập phức tạp khi làm việc với đối tác nước ngoài.