Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao ngành IT lại trở thành "mảnh đất vàng" cho nhiều người? Với sự bùng nổ của công nghệ số, nhu cầu về nhân tài IT chưa bao giờ lớn đến thế. Cuộc đua giành những vị trí "hot" trong lĩnh vực này đang ngày càng trở nên khốc liệt. Vậy, để trở thành một "con át chủ bài" trong ngành IT, bạn cần trang bị những gì? Cùng khám phá thị trường và các cơ hội cho nhân sự IT.
Những yếu tố chi phối thị trường nhân sự ngành IT
Chỉ số kinh tế
Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thị trường nhân sự ngành IT là chỉ số kinh tế. Theo Vietnam IT Market Report 2023 – Vietnam Tech Talents Report do TopDev phát hành lĩnh vực thông tin và truyền thông đạt doanh thu hơn 1,6 triệu tỷ đồng (69 tỷ USD) từ đầu năm đến nay, giảm 8,66% so với cùng kỳ năm 2024. Bộ TT-TT cho rằng, sự sụt giảm này là do kinh tế toàn cầu gặp khó khăn khi suy thoái kinh tế ở nhiều nước vẫn chưa giảm bớt, dẫn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm CNTT yếu đi. Xung đột Ukraine và đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến lĩnh vực này, khiến xuất khẩu CNTT của Việt Nam sụt giảm.
Tuy nhiên, Nhìn vào bức tranh toàn cảnh ngành công nghệ thông tin và truyền thông trong 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu toàn ngành ước đạt hơn 2,067 triệu tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023 và ước đạt 50% kế hoạch của cả năm.
Trong đó, tính đến ngày 31/5, doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT ghi nhận 6 tháng đầu năm ước đạt 1,858 triệu tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái và ước đạt 49% kế hoạch năm 2024. Như vậy, lĩnh công nghiệp ICT có đóng góp lớn vô cùng lớn cho doanh thu của cả ngành công nghệ thông tin và truyền thông. (Theo báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông).
Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử 6 tháng đầu năm ước đạt 1,753 triệu tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2023 và ước đạt 49,53% kế hoạch năm 2024.Số doanh nghiệp công nghệ số cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích với 50.350 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023 và ước đạt 106% kế hoạch năm 2024.
Cải cách chính sách đối ngoại
Cải cách chính sách đối ngoại cũng có tác động đáng kể đến thị trường nhân sự ngành IT. Việc mở cửa và hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty công nghệ thông tin thu hút và tuyển dụng nhân lực ngành IT từ nhiều quốc gia khác nhau. Điều này không chỉ đem lại lợi ích về kiến thức và kỹ thuật mới, mà còn tạo ra cơ hội hợp tác và phát triển cho các chuyên gia IT.
Hiện tại ở Việt Nam, Intel đang tham gia vào một trong những khâu sản xuất chip là đóng gói, hay Samsung và Amkor đang đầu tư. Việc thúc đẩy hệ sinh thái các đơn vị hỗ trợ cho các nhà sản xuất chip giúp Việt Nam thu hút sự tham gia của các công ty sản xuất chip lớn khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều hoạt động sản xuất chip trong khu vực.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất chip. Chưa kể, có khoảng 50 doanh nghiệp trong nước với hơn 5.000 kỹ sư Việt Nam tham gia thiết kế chip. Qua đó, việc xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp hỗ trợ và đội ngũ kỹ sư thiết kế chip, kỹ sư điện tử sẽ giúp Việt Nam từng bước nâng cấp và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị vi mạch toàn cầu.
Đầu tư công nghệ thông tin và truyền thông
Sự đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhu cầu nhân lực ngành IT. Các doanh nghiệp và tổ chức nhận ra rằng việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh và quản lý sẽ giúp tăng cường hiệu suất và hiệu quả. Vì vậy, họ không ngừng đầu tư vào việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin và cần nhân lực có chuyên môn vững trong lĩnh vực này.
Sự chênh lệch giữa trình độ lập trình viên và yêu cầu của doanh nghiệp
Theo Báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2023 mới công bố của nền tảng chuyên tuyển dụng nhân sự công nghệ thông tin (IT) TopDev, chênh lệch giữa trình độ sinh viên ra trường và nhu cầu doanh nghiệp nên Việt Nam khả năng thiếu 150.000 đến 200.000 nhân sự IT hàng năm. Đến 2025, TopDev dự báo Việt Nam sẽ còn cần đến 700.000 nhân lực trong ngành công nghệ thông tin. Trong khi đó, số lượng lập trình viên hiện tại của Việt Nam mới đạt khoảng 530.000 người, tức thiếu gần 200.000 người.
Theo các số liệu thống kê từ năm 2018 – 2023 được đưa ra, nhu cầu nhân lực cho ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam vẫn đang tăng cao liên tục dù trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động. Dựa trên Báo cáo về thị trường IT Việt Nam 2023 của TopDev, đến năm 2025 Việt Nam sẽ còn cần đến 700.000 nhân lực trong ngành công nghệ thông tin. Trong khi đó, số lượng lập trình viên hiện tại của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 530.000 người.
Cơ hội và thách thức cho thị trường nhân lực IT hiện nay
Cơ hội
Nhu cầu nhân lực cao
Sự phát triển thần tốc của công nghệ số đã tạo ra một nhu cầu tuyển dụng khổng lồ đối với nhân sự IT. Các kỹ năng như lập trình, phân tích dữ liệu và bảo mật mạng đang được săn đón ráo riết. Với sự ra đời của hàng loạt startup công nghệ và xu hướng chuyển đổi số của doanh nghiệp, cơ hội việc làm trong ngành IT đang mở ra rộng mở hơn bao giờ hết.
Thu nhập cao
Một trong những cơ hội hấp dẫn nhất của ngành IT là thu nhập cao. Với những kỹ năng và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, người làm trong ngành này có khả năng kiếm được mức lương cao hơn so với nhiều ngành khác. Điều này tạo cơ hội phát triển tài chính và định vị xã hội cho các chuyên gia IT.
Phát triển nghề nghiệp mở rộng
Ngành IT đang phát triển không ngừng và mang lại nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp mở rộng cho nhân lực ngành IT. Với sự tiến bộ của công nghệ, các chuyên gia IT có thể tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng của mình để tham gia vào các dự án lớn và đa dạng. Điều này giúp họ không chỉ mở rộng kiến thức và kỹ năng, mà còn phát triển sự sáng tạo và khám phá trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Mức lương hấp dẫn
Ngành IT không chỉ là nơi làm việc năng động mà còn là một "sân chơi" cạnh tranh về mức lương. Do nhu cầu nhân tài IT ngày càng tăng cao, các công ty không ngần ngại đưa ra những gói đãi ngộ hấp dẫn, bao gồm mức lương cao và các phúc lợi cạnh tranh để thu hút ứng viên. Các công ty công nghệ thường cung cấp môi trường làm việc hiện đại, cơ hội thăng tiến nhanh chóng, cũng như các chế độ đãi ngộ như bảo hiểm sức khỏe, thưởng lễ, du lịch... nhằm thu hút và giữ chân nhân tài.
Thách thức
Tăng cường cạnh tranh việc làm
Thị trường việc làm CNTT đã trở nên cạnh tranh hơn khi số lượng vị trí công việc sẵn có giảm đi trong khi số lượng người tìm việc có khả năng tăng lên. Điều này có thể dẫn đến mức độ cạnh tranh cao hơn cho các vị trí CNTT hiện có, khiến các lập trình viên gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm và phát triển sự nghiệp.
Sự phổ biến của trí tuệ nhân tạo (AI)
Một thách thức lớn khác đối với nhân lực ngành IT là sự phổ biến của trí tuệ nhân tạo (AI). Với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo, có thể có những công việc mà trước đây được thực hiện bởi con người sẽ được thay thế bởi máy móc hoặc phần mềm. Điều này đặt ra thách thức cho các chuyên gia IT trong việc nâng cao kỹ năng và tìm cách thích ứng với xu hướng công nghệ mới.
Giữ chân nhân viên
Thông thường các công ty phần mềm tuyển người, đào tạo họ không muốn gặp phải trường hợp những nhân viên sau khi được đào tạo hay những nhân viên kỳ cựu rời bỏ công ty. Đặc biệt, trong thị trường việc làm cạnh tranh ngày càng cao, người tìm việc có quyền lựa chọn những nhà tuyển dụng đáp ứng được mức lương mong đợi của họ. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp nên đưa ra chính sách lương công bằng và minh bạch, đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động của mình. Đồng thời, cung cấp một môi trường làm việc lành mạnh bao gồm các biện pháp trả lương công bằng là rất quan trọng để thúc đẩy phúc lợi của cả công ty và nhân viên
Vấn đề sức khỏe
Mặc dù mang lại nhiều cơ hội, công việc trong ngành IT cũng đi kèm với những thách thức đối với sức khỏe. Việc ngồi làm việc quá lâu, ít vận động có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống. Do đó, việc xây dựng một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên là điều vô cùng cần thiết.