Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao những ứng dụng trên điện thoại của mình lại hoạt động mượt mà và ổn định đến vậy? Hay tại sao các trang web thương mại điện tử lại có thể xử lý hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày? Câu trả lời có thể nằm ở Java - một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến và mạnh mẽ nhất hiện nay. Java developer chính là những người đứng sau sự thành công của những ứng dụng và hệ thống này. Vậy, công việc hàng ngày của họ là gì? Hãy cùng Hachinet khám phá!
Tổng quan về ngôn ngữ lập trình Java
Ngôn ngữ lập trình Java là cái tên quen thuộc mà chắc hẳn lập trình viên nào cũng biết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng cái tên Java xuất phát từ tên gọi khác của cà phê và chắc chắn những ai sành cà phê cũng đều biết thuật ngữ này.
Cụ thể hơn, ngôn ngữ lập trình bậc cao Java được James Gosling phát hành vào năm 1995, với ý tưởng ban đầu là một tách cà phê nghi ngút khói. Thở sơ khai, Java Sun Microsystems là tập đoàn sở hữu Java. Sau này, Sun Microsystems đã được Oracle mua lại. Đây là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay với lượng người truy cập và sử dụng lên đến 9 triệu.
Ngôn ngữ lập trình Java là một ngôn ngữ bậc cao được viết dựa trên các cú pháp của C và C++. Ngôn ngữ Java còn được biết đến với tốc độ xử lý cao, được ứng dụng cao trên máy tính và các thiết bị di động trong phát triển các trò chơi và phần mềm.
Java Developer là gì?
Vậy Java Developer là gì? Cụ thể Java Developer hay còn được gọi với cái tên khác là lập trình viên Java. Đây là những nhà phát triển website, phần mềm, ứng dụng máy tính bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình Java.
Các lập trình viên fresher thường bắt đầu học Java sớm vì nó dễ dàng tiếp cận, mặc dù cần thời gian để thành thạo. Vì Java là ngôn ngữ phổ biến trong lập trình web, nên Java Developer được rất nhiều các công ty săn đón.
Làm thế nào để trở thành Java Developer?
Để trở thành một Senior Java Developer, những kĩ năng sau đây là yêu cầu bắt buộc cần có:
a, Yêu cầu về chuyên môn
Kỹ năng là điều chắc chắn không thể thiếu đối với một Java Developer. Dưới đây là danh sách các kỹ năng cũng như công cụ bắt buộc phải biết:
- ORM: Hibernate, Java, OpenJPA
- Core Java: OOPs, Interface, Design Patterns, Serialization
- Java Build Tools: Maven, Gradle
- Java Web Frameworks: Play, SpringMVC, Java Server Faces
- Web Technologies: HTML, CSS, JQuery, JavaScript
- Application Containers: Jetty, JBoss, WebSphere, WebLogic
- BigData: DBMS, SQL, JDBC, Hadoop
- Java Testing Tools: JUnit, Selenium, TestNG
- Code Version Control: GitHub
- Java EE Components: Servlets, Java Server Pages(JSP), Java Beans(EJB)
Bên cạnh những kỹ năng về chuyên môn chính là lập trình Java, Java Developer cũng cần trau dồi những kỹ năng khác để mở rộng cơ hội cho mình.
b, Kỹ năng mềm
Kỹ năng làm việc nhóm
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm không chỉ giúp hoàn thành công việc một cách hiệu quả mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao. Ngược lại, sự thiếu đoàn kết có thể gây ra những xung đột không đáng có, làm giảm tinh thần làm việc và ảnh hưởng đến hiệu suất của cả nhóm.
Kỹ năng giao tiếp
Một lập trình viên giỏi không chỉ cần viết mã xuất sắc mà còn cần biết cách giao tiếp hiệu quả. Việc kết nối với đồng nghiệp và khách hàng sẽ giúp họ tỏa sáng và đóng góp nhiều hơn vào thành công chung của dự án.
Khả năng tự học
Lượng kiến thức chuyên môn và liên quan trong lĩnh vực lập trình viên là rất nhiều.
Bên cạnh đó, là thời đại công nghệ càng phát triển nên việc tự học là một kỹ năng không thể thiếu. Vì nếu không tự cập nhật những công nghệ mới thì việc bị tụt lại phía sau là không thể tránh khỏi.