Các Cấp Độ Lập Trình Viên: Có Bao Nhiêu Level Cho Một Lập Trình Viên?

Hiện nay trong ngành IT các lập trình viên được phân chia level theo một hệ thống cấp bậc rõ ràng. Lập trình viên ở từng trình độ khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn để đánh giá về trình độ và kinh nghiệm khác nhau. Vậy có bao nhiêu level cho một lập trình viên? Hãy cùng Hachinet tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này nhé.

Cơ hội và thách thức đối với lập trình viên 

Trong thời đại công nghệ phát triển thì ngành công nghệ thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế mà cơ hội phát triển cho ngành nghề này vô cùng rộng mở nhưng đi cùng với đó là những thách thức cũng khó khăn không kém.

Cơ hội

Hiện nay, lập trình viên phần mềm là vị trí công việc hiện tại đang khát nhân lực nhiều nhất trong năm 2024. Do đó, tiềm năng phát triển của ngành lập trình viên là vô cùng lớn, cũng như có nhiều khả năng thăng tiến trong sự nghiệp.

Cơ hội nghề nghiệp ngành Lập trình máy tính

Những yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm cũng như các dự án nổi bật là những thứ không thể thiếu nếu một lập trình viên muốn trở thành một nhà lãnh đạo hay một người quản lý. Tuy nhiên, đối với ngành Công nghệ thông tin, năng lực sẽ được chú trọng hơn kinh nghiệm. Chính vì thế, vị trí quản lý vẫn có thể được đảm nhiệm với một lập trình viên trẻ tuổi.

Thách thức

Cơ hội phát triển sự nghiệp cho các lập trình viên vô cùng nhiều, đồng nghĩa với việc sẽ có những thách thức không hề nhỏ. Hiện nay, công nghệ liên tục đổi mới không ngừng và sự ra đời cũng như phát triển của công nghệ thông minh đã hỗ trợ thậm chí thay thế con người làm rất nhiều việc khác nhau. Cũng chính vì sự phát triển vượt bậc này mà rất nhiều người lo lắng rằng những trí tuệ nhân tạo sẽ một ngày nào đó thay thế và đảm nhiệm công việc của các lập trình viên

Để tránh trường hợp này, liên tục học hỏi, trau dồi kỹ năng là những yêu cầu bắt buộc mà các lập trình viên cần có để tránh bị đào thải bởi những công nghệ AI. Một thách thức khác đối với các lập trình viên là sự cạnh tranh gay ngày càng gay gắt dù dù cơ hội phát triển vô cùng nhiều.

Các cấp độ lập trình viên cần biết

Vậy có bao nhiêu level cho một lập trình viên?. Dưới đây là những cấp độ vị trí mà hầu như một lập trình viên nào cũng phải sẽ phải làm qua.

Trainee

Thực tập sinh lập trình là những sinh viên mới ra trường, công việc chính của họ là tìm hiểu về vai trò của và tích lũy kinh nghiệm thực tế tại nơi làm việc. Cơ hội thực sau khi ra trường cho các thực tập sinh lập trình là khám phá ra ý nghĩa của việc thực hành phát triển phần mềm trong môi trường công nghiệp. 

Trainee Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Trainee Và Intern

Đó cũng xem như một phần trong nghiên cứu thực tập của các thực tập sinh hoặc như con đường dẫn đến công ty mà họ lựa chọn. Hiện nay, rất nhiều nhà tuyển dụng lớn cung cấp các chương trình thực tập, cơ hội học tập tại doanh nghiệp (IBL) và lộ trình sau đại học cho các thực tập sinh chuyên ngành lập trình. 

Kỳ vọng của các nhà tuyển dụng đối với từng thực tập sinh khác nhau, nhưng thông thường họ sẽ tìm kiếm một người có kiến ​​thức về phát triển phần mềm hoặc đam mê và ham học hỏi.

Hơn thế nữa, đây là giai đoạn hình thành, nơi bạn quyết định xem phát triển phần mềm có dành cho mình hay không và liệu bạn có đam mê và kỹ năng để biến nó thành sự nghiệp của mình hay không.

Fresher developer

Fresher developer dùng để chỉ những nhân viên lập trình mới vào nghề. Họ thường là sinh viên mới tốt nghiệp. Dù còn hạn chế về kinh nghiệm, nhưng lại có những kiến thức vững chắc được cung cấp khi còn đi học.

Thông thường, một Fresher developer sẽ đảm nhiệm một số công việc nhỏ trong những dự án nhỏ. Những công việc mà Fresher developer được giao thường sẽ không quá khó khăn và sẽ được các cấp trên hỗ trợ khi gặp những vấn đề lớn hơn.

Junior Developer

Phần lớn các sinh viên ra trường, nhân viên có ít kinh nghiệm làm việc thì sẽ đảm nhiệm vị trí lập trình viên sơ cấp. Trong trường hợp này, Các lập trình viên sơ cấp và thực tập sinh thường có thể hoán đổi cho nhau và trong nhiều trường hợp, họ được kết hợp vào cùng một vai trò. 

Junior Developer là gì? Điều kiện đạt chuẩn và yêu cầu công việc của Junior  Developer - Học Spring Boot

Tuy nhiên, vì các lập trình viên sơ cấp còn thiếu kinh nghiệm, thiếu kiên nhẫn và muốn có kết quả ngay lập tức cho những nỗ lực của họ nên các junior developer cần liên tục cập nhật kiến thức liên tục, và phải chấp nhận trải qua thất bại khi lập trình thì mới có cái nhìn sâu sắc về giá trị của Software Pattern.

Ở cấp độ sơ cấp, các lập trình viên không cần phải là có kiến thức chuyên sâu về bất kĩ lĩnh vực nào. Điều quan trọng là các lập trình viên phải được có cơ hội tiếp xúc với nhiều công nghệ thực tế, được cấp trên truyền tải đam mê cũng như giám sát chặt chẽ để có được nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp của mình trong tương lai.

Mid-level Developer

Một trong những bước tiến trong hệ thống cấp bậc của lập trình viên là vị trí Mid-level Manager. Công việc chính của Mid-level Manager là lập kế hoạch phân chia công việc và quản lý các thành viên trong nhóm dựa trên yêu cầu của quản lý sản phẩm và quản lý dự án. 

Bên cạnh đó, một nhiệm vụ khác của Mid-level Developer là lên kế hoạch tuyển dụng, chiêu mộ nhân viên mới, cũng như theo dõi các nhân viên để thực hiện đánh giá năng lực, và họ có quyền ra quyết định thôi việc nếu nhân viên không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn công việc đề ra, vì đây là một vị trí có yêu cầu trình độ cao.

Senior Developer

Các nhân viên lập trình lâu năm thường đảm nhiệm vai trò những người giải quyết vấn đề, vì họ sở hữu một lượng kiến ​​thức chuyên môn khổng lồ và kinh nghiệm dày dặn. Họ thường am hiểu về lĩnh vực mà họ hỗ trợ lập trình, nói cách khác điều này cho phép họ biến những dự án thành những sản phẩm thực tế.

Senior developer luôn xem xét kỹ càng những gì họ đang làm trong bối cảnh thực tế và những lợi ích mà nó có thể mang lại cho doanh nghiệp. Các nhân viên lập trình cấp cao thường sở hữu khả năng nhìn thấy trước các vấn đề, đưa ra các biện pháp phòng tránh cũng như giải quyết vấn đề trước khi nó xảy ra. Năng lực làm việc này là sự tích lũy và kết hợp giữa kinh nghiệm, trực giác, sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực và tận dụng kiến ​​thức chuyên môn để kết hợp giải quyết vấn đề.

Leader

Leader là level cao cấp nhất của lập trình viên và là nấc thang cuối cùng đối với nhiều nhân viên. Với vai trò của một Leader, họ cần tiếp thêm nhiệt huyết, truyền cảm hứng cho những cấp dưới của mình.

Họ đóng vai trò quan trọng trong công ty vì leader sẽ là người điều hướng và kiểm soát mọi thứ để đảm bảo theo sát các kế hoạch đề ra. Điều quan trọng là một leader vẫn nên tham gia vào các dự án của cấp dưới để có thể hỗ trợ một cách hiệu quả nhất.

Hachinet đã tổng hợp và giải thích các thông tin chi tiết nhất về việc có bao nhiêu level cho một lập trình viên và những cơ hội cũng như thách thức của ngành nghề này. Hy vọng với những kiến thức mà Hachinet cung cấp, bạn có thể hiểu rõ hơn về ngành lập trình viên và sẽ có những định hướng cho riêng mình nếu muốn theo đuổi ngành lập trình viên này nhé!

blog

Freelancer IT và những điều cần biết

Nghề Freelancer IT đang ngày càng trở nên phổ biến và thu hút nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những người yêu thích công nghệ và muốn làm chủ công việc của mình. Với sự linh hoạt về thời gian v...